Mận là một trong những dấu hiệu đặc trưng của mùa hè. Không chỉ dừng lại ở một loại trái cây tươi ngon với nhiều biến tấu trong cách chế biến khi thưởng thức, mận còn được giới y học đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.
19/11/2022 | Những lợi ích sức khỏe của mãng cầu là gì?
16/11/2022 | Thành phần và công dụng của hồng xiêm đối với sức khỏe
15 Tháng Tám 2020 | Máu nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì và chế độ ăn hàng ngày
1. Đặc điểm hình thái, sinh trưởng của quả mận
Mận còn có tên gọi khác là Mạc ông, Lý tử, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ xa xưa, mận cũng đã xuất hiện ở nhiều vùng lãnh thổ khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây mận được trồng khá nhiều ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ và cả ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Nội, Lào Cai, Lãnh Sơn, Sơn La,…
Hiện nay, có khá nhiều giống mận khác nhau, tùy thuộc vào vị trí địa lý, địa hình và khí hậu mà mận được trồng. Tuy nhiên, đặc điểm chung của cây mận là:
Cây mận là cây thân gỗ, kích thước trung bình, thân nhẵn, màu nâu đỏ, cành ngắn, tổng thể cây có thể cao tới 15m. Vỏ thân cây có nhiều gai, xù xì, thẳng, phía trên phân thành nhiều nhánh nhỏ.
Lá mọc so le, hình mũi mác, mỗi lá dài 6-8cm, rộng khoảng 3cm. Đầu phiến lá thuôn dài, gốc hẹp, gân nổi rõ, mép lá có răng cưa. Hoa mận có 5 cánh mọc ở kẽ lá và mọc thành chùm từ 3-5 bông, có màu trắng. Quả mận có đường kính trung bình khoảng 5cm, hình cầu, vỏ ngoài nhẵn, có nhiều màu sắc khác nhau (đỏ, xanh, tím, vàng lục, tím,…), ở giữa chứa một hạt cứng.
Hiện nay ở Việt Nam có các loại mận phổ biến sau:
-
Mận Hà Nội: loại này hạt nhỏ, cùi dày, khi cắn sẽ có cảm giác rất giòn;
-
Mơ: được trồng nhiều trên đất Lạng Sơn và phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Quả mận có kích thước vừa phải, bên trong màu vàng, khi chín có màu xanh vàng, vị chua, giòn;
-
Mận Tả Van: thịt quả đỏ sẫm, hơi giòn, quả nhỏ hơn các loại mận khác;
-
Quả mận Nam (quả roi): hình chuông, nhọn ở đuôi, đầu kia hình rốn. Bên trong mọng nước, giòn, ngọt, hạt màu nâu khá to;
-
Mận Tam Hoa: khi chín thường có màu hơi tím, đỏ sẫm, ăn ngọt và ngon.
Có nhiều loại mận với màu sắc và kích cỡ khác nhau
2. Mận và bảng thành phần dinh dưỡng
Trung bình trong 100g mận sẽ chứa các chất dinh dưỡng sau:
-
Nước 94,1g, đạm 0,6g, béo 0,2g, xơ 0,7g, glucid 3,9g;
-
Năng lượng: 20kcal;
-
Đường: 9,92g bao gồm glucose, galactose, sucrose, fructose,…;
-
Các loại vitamin như: vitamin B, C, E, K,…;
-
Một số khoáng chất thiết yếu: sắt 0,4 mg, canxi 28 mg, kali 157 mg, magie 7 mg, kẽm, mangan, đồng,…;
-
Các dưỡng chất khác: beta caroten 96mcg, axit béo no và không no, purin 24mg, alanin, phenylalanin, lysin, valin, leucin, axit glutamic, axit aspartic,...
Đặc biệt không nên ăn nhân quả mận vì chất amygdalin chứa trong nhân sau khi chúng ta ăn vào sẽ bị men amygdalinase và axit dịch vị phân giải thành axit cyanhydric. Chất này gây ức chế enzym cytochrom oxidase, khiến người dùng dễ gặp các triệu chứng về đường hô hấp như thở khò khè, khó thở…
3. Quả mận có tác dụng như thế nào?
Mận giúp giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch:
Kali chứa trong quả mận giúp kiểm soát huyết áp, ổn định nhịp tim và bảo vệ hệ tim mạch. Ngoài ra, mận chứa rất ít chất béo và giàu chất xơ nên còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, đau tim.
Bệnh nhân béo phì, tiểu đường nên ăn mận vì:
Mận khô có rất ít calo, bù lại, nó chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ chất béo và đường từ thức ăn, đồng thời tăng tiết insulin. Ngoài ra, nhờ quá trình này mà lượng đường huyết trong cơ thể luôn được duy trì ở mức ổn định nên mận rất thích hợp cho những người thừa cân, rối loạn mỡ máu và tiểu đường.
Mận giúp chống táo bón và cải thiện tiêu hóa:
Chất xơ không hòa tan của quả mận ngăn cản dịch vị và vi khuẩn có hại tác động xấu đến niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nó còn giúp chúng ta có cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, nhuận tràng.
Có lợi cho thị lực:
Các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, beta carotene… đều rất tốt cho thị lực và giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, cận thị, thoái hóa điểm vàng.
Mận được giới y học đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng
Mận và tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch:
Một quả mận có thể cung cấp cho chúng ta 7% lượng vitamin C, 8% lượng vitamin A với công dụng nâng cao sức đề kháng, chống oxy hóa, tăng liên kết các mô và tạo collagen. Điều này giúp giữ cho làn da mịn màng và giảm nếp nhăn.
Mận cũng là loại trái cây tốt cho bà bầu:
Nhờ hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào nên mận rất thích hợp cho bà bầu vì sẽ giúp ngăn ngừa các cơn co thắt tử cung, tránh tình trạng thiếu máu, nguy cơ sinh non, giảm căng thẳng,… cho bà bầu.
Ngăn ngừa ung thư:
Sắc tố anthocyanin trong quả mận giúp loại bỏ các gốc tự do, chống oxy hóa, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú…
4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng mận
Là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, mận có thể dùng khô hoặc tươi tùy theo mục đích sử dụng như ăn tươi, sấy khô, làm mứt, nước giải khát, nước chấm… Tuy nhiên, ăn mận quá nhiều cũng không phải là tốt nhất, nhất là với người người dễ nóng trong hoặc có thể trạng đặc biệt. Tiêu thụ quá nhiều loại trái cây này có thể dẫn đến các vấn đề sau:
-
Ảnh hưởng đến men răng, dạ dày, dễ sôi sùng sục vì nóng trong người;
-
Hình thành sỏi thận: trong quả mận chứa nhiều oxalat – chất làm giảm hấp thu canxi và gây lắng đọng canxi ở thận. Đây được coi là nguyên nhân gây sỏi thận, sỏi tiết niệu nên nếu đã hoặc đang bị sỏi thận thì nên hạn chế ăn mận.
Ăn quá nhiều mận có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày, nổi mụn nóng
Trước khi đưa mận vào sử dụng, bạn nên rửa sạch mận, sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 30 phút để loại bỏ thuốc trừ sâu và độc tố bám trên vỏ.
Mận không chỉ là loại trái cây quen thuộc được ưa chuộng trong mùa hè mà còn là một vị thuốc quý rất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn mận với lượng vừa phải để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.