Đau và nặng nề trong thời kỳ kinh nguyệt có thể do giãn tĩnh mạch ở xương chậu ở phụ nữ.

Tương tự như ở chân, chứng giãn tĩnh mạch ở khung chậu có thể xảy ra khi huyết áp cao gây áp lực lên các van nhỏ trong các mạch máu này. Khi đó, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng khiến máu bị ứ đọng tạo nên hội chứng sung huyết vùng chậu (PCS) khiến chị em đau đớn.

Giãn tĩnh mạch rất khó phát hiện. Các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh phụ khoa, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích. Người bệnh thường đau vùng chậu, đau kéo dài, đau khi quan hệ tình dục, tuy nhiên các triệu chứng này cũng xuất hiện ở người bị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

Đau bụng dữ dội ngày đèn đỏ có thể là dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu.  Ảnh: Freepik

Đau bụng dữ dội ngày đèn đỏ có thể là dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch vùng chậu. Hình ảnh: Freepik

PCS có thể xảy ra đồng thời với u nang buồng trứng, khiến bệnh nhân được chẩn đoán muộn. Các triệu chứng đau cũng khác nhau, ví dụ đau hai bên, cấp tính hoặc mạn tính, thường nặng hơn vào cuối ngày hoặc sau khi bệnh nhân đứng lâu.

30-40% bệnh nhân không có triệu chứng nào khác. Đôi khi, các bác sĩ chỉ phát hiện ra khi họ yêu cầu chụp CT để kiểm tra sức khỏe. PCS là bệnh mãn tính, bệnh nhân thường bị đau kéo dài khoảng 6 tháng trở lên ở vùng xương chậu, gần ống dẫn trứng. Một dấu hiệu khác là giãn tĩnh mạch ở chân, đùi trên hoặc vùng bẹn.

Nguy cơ cao hơn đối với phụ nữ đã sinh con. Điều này là do các tĩnh mạch vùng chậu bị giãn ra khi mang thai. Các triệu chứng của PCS thường trở nên tồi tệ hơn vào cuối thai kỳ, khi em bé lớn hơn và bụng nặng hơn.

PCS không ảnh hưởng đến tuổi thọ, nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng như đau mãn tính, đau khi quan hệ tình dục và chuột rút kinh nguyệt có thể gây giảm hoạt động thể chất và trầm cảm.

Không phải mọi bệnh nhân mắc PCS đều cần can thiệp y tế. Các lựa chọn điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và lượng máu tích tụ mà bác sĩ có thể xử lý bằng các biện pháp y tế đơn giản hơn. Ví dụ, bác sĩ phụ khoa có thể kê toa thuốc nội tiết tố để giảm lưu lượng máu và tắc nghẽn trong tĩnh mạch.

Cơn đau do PCS gây ra không biến mất ngay sau thủ thuật. Có thể mất một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt để cơn đau giảm dần và sau đó thuyên giảm hoàn toàn.

chi lê (Dựa trên Healthline, Channel News Asia)