Áp lực giấc ngủ và không khí khô hanh là hai yếu tố chính khiến ho nặng hơn vào ban đêm.
Theo TS.BS Mitchell Blass, Bệnh viện Saint Josephs Atlanta (Mỹ), có 2 nguyên nhân chính khiến ho nặng hơn về đêm. Trọng lực là yếu tố đầu tiên khiến chứng ho về đêm trở nên trầm trọng hơn. Khi chúng ta nằm xuống, áp lực khiến chất nhầy bắt đầu tự động tích tụ trong cổ họng thay vì chảy ra ngoài. Điều này kích hoạt phản xạ ho của cơ thể để đẩy chất nhầy ra ngoài, khiến bạn ho nhiều hơn khi nằm. Cách tốt nhất để chống lại áp lực này khi nằm là kê cao đầu bằng một chiếc gối để ngăn chất nhầy tích tụ trong cổ họng.
Thứ hai, môi trường khô trong nhà tạo ra không khí khô có thể làm nặng thêm tình trạng mũi và cổ họng vốn đã bị kích ứng. Để giảm ho khan, bạn có thể thử sử dụng máy tạo độ ẩm để làm không khí mát và ẩm hơn, giúp dễ thở, dịu cổ họng và giảm ho.
Tuy nhiên, nếu nước vào máy không được khử trùng, quá trình bay hơi có nguy cơ giải phóng vi trùng vào không khí gây ra các biến chứng hoặc bệnh tật khác. Một số trường hợp liên quan đến cúm là do viêm phổi tấn công sau khi người bệnh tưởng rằng đã hết cúm. Để đảm bảo sử dụng máy tạo độ ẩm an toàn, bệnh nhân nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cảm lạnh thông thường thường gây ho. Hình ảnh: Freepik
Khi bị ho dai dẳng, bạn hãy thử áp dụng những mẹo sau để cải thiện tình trạng của mình. Trước khi đi ngủ, hãy ngậm một viên thuốc ho hoặc kẹo cứng để làm dịu cơn ho khan và làm dịu cổ họng của bạn. Uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ vì nước làm loãng chất nhầy trong cổ họng giúp bạn dễ thở hơn. Thêm mật ong vào nước ấm, trà hoặc chỉ cần uống 1-2 thìa mật ong cũng có tác dụng giảm ho rất tốt. Không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc. Uống thuốc ho có chứa chất kháng histamine làm khô mũi và gây buồn ngủ, giúp bạn dễ dàng ngừng ho và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên thận trọng và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Những cơn ho cấp tính thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm nhẹ và thường tự khỏi. Nhưng nếu ho kéo dài hơn một tuần, bạn nên đi khám bác sĩ. Nếu ho do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng vi-rút. Ho dai dẳng (mãn tính) có thể là kết quả của một tình trạng sức khỏe khác như dị ứng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc viêm xoang mãn tính...
Mai Cát
(Dựa trên Sức Khỏe Mỗi Ngày)